MỘT SỐ LƯU Ý VÀ HƯỚNG DẪN NIỆM KINH
MỘT SỐ LƯU Ý VÀ HƯỚNG DẪN NIỆM KINH
Không nên dùng đồ vật có màu Bạc
Nam thính giả: Có 1 đồng tu mơ thấy Sư Phụ khai thị cho huynh ấy 1 sự việc, Sư Phụ nói: " không nên dùng bút màu Bạc". Là do nguyên nhân gì ạ? Xin Sư Phụ giải thích cho chúng con được rõ
Đài Trưởng trả lời: ở Địa Phủ toàn bộ là màu Bạc. Lá thiếc phủ trên tờ vàng mã không phải màu Bạc sao? Đồ vật của Địa Phủ......Giày màu Bạc không nên đi, quần áo màu Bạc không nên mặc
( Huynh ấy nói " Sư Phụ nói, đừng dùng bút có mực màu Bạc, có nghĩa là bình thường chúng con cũng không nên dùng loại bút này đúng không ạ?)
Đúng. Bất kể đồ vật gì cũng không thể dùng đồ có màu Bạc, màu Bạc không tốt. Bởi vì màu Bạc là để cho Quỷ dùng. Nếu 1 người mặt mũi giống Quỷ, mặc quần áo giống Quỷ, thì sau này anh ta sẽ biến thành gì? Thành Quỷ
( Dạ, con đã hiểu rồi ạ. Cảm tạ Sư Phụ từ bi khai thị)
Kính gửi đến các Phật hữu đang tu tập theo Pháp Môn Tâm Linh, khi chúng ta muốn rửa ảnh Bồ Tát để nhìn khi niệm kinh hoặc lập bàn thờ nhỏ thì nên lấy ảnh gốc mà Pháp Môn Tâm Linh thờ phụng hiện nay, link rửa ảnh Bồ Tát có trong đường link dưới bài hướng dẫn lập bàn thờ nhỏ.
Các Phật hữu lưu ý không tùy ý lấy những ảnh được đăng trên mạng để rửa ra, vì phông nền ảnh không đúng với ảnh Pháp Môn Tâm Linh đang thờ phụng, những ảnh trên chỉ để các Phật hữu phụng sự viên đăng bài Hoằng Pháp mà thôi.
Trước khi muốn rửa ảnh lập bàn thờ nhỏ hay việc gì có liên quan đến việc tu tập các Phật hữu nên liên hệ với phụng sự viên để biết rõ hơn nên làm hay không nên tránh làm không đúng rồi không biết thế nào.
Tất cả những việc tu tập thờ phụng đều phải đúng lý đúng pháp y giáo phụng hành.
Xin phép gửi bài hướng dẫn phía dưới để mọi người tham khảo việc tự lập bàn thờ nhỏ tại nhà.
Lập bàn thờ nhỏ
Chuẩn bị 1 cái bàn sạch nếu để cố định(không phải là bàn ăn mặn qua) + In hình Bồ tát + Lư nhang+ nhang +2 miếng vải đỏ hoặc vàng (vàng trải bàn , đỏ dùng đậy hình Bồ Tát)
1. Link in Hình Phật, Bồ Tát
Chỉ được rửa khổ A4 trở xuống , tốt nhất nên rửa khổ A5, lồng khung, không được thờ phụng như bàn thờ chính quy, chỉ khi niệm kinh lấy ra quán tưởng, niệm xong cất vào hay lấy vải đỏ chuyên biệt đậy lại
http://riccharddlujunhong.info/Pic-Download/PuSaXiang/
2. Lư nhang : màu trắng hoặc vàng
Có thể có hoạ tiết hoa sen hoặc trơn, không nên có chữ Phật hay các họa tiết khác
3. Nhang : đàn hương không tăm
4. Vải đỏ + vàng : 1 miếng vải đỏ khổ to bọc hình Bồ Tát, 1 miếng vải vàng trải dưới mặt bàn
Vấn đề người tu tại gia (khi đã có gia đình) cần chú ý.
1)wenda(vấn đáp) 20161113A 48:30
Sau khi quan hệ vợ chồng 5 tiếng sau mới được lễ bái Phật.
Nữ thính giả: Con mơ thấy sư phụ, trong mơ con được bắt tay với sư phụ, mừng vui lắm. Sau đó sư phụ nói với con rằng "không được ở nơi có vách ngăn của lầu hai tụng niệm kinh ", hình như là nói lầu hai của nhà con, nhưng nhà con hiện đang ở chỉ có lầu một, là nhà chung cư. Giấc mơ này có nghĩa là gì?
Sư phụ đáp: Lúc niệm kinh phải sạch sẽ, những lúc không được sạch sẽ thì đừng nên niệm kinh, giống như hai con là đôi vợ chồng trẻ nếu như những lúc có đời sống vợ chồng thì không được tụng niệm kinh (nhưng mà con không có ở phòng ngủ niệm kinh con niệm kinh ở phòng khách) sư phụ có thể nói cho con biết rằng, nếu như con có làm chuyện quan hệ vợ chồng, hoặc có làm điều gì đó ô uế không sạch sẽ... Nếu có quan hệ vợ chồng thì ít nhất phải cách ít nhất 5 tiếng mới được lễ bái Phật (thắp hương bàn thờ chính quy), bằng không trên người con sẽ còn ẩn chứa trường khí không tốt trong chuyện quan hệ nam nữ này. "cách tầng " là gì? Có nghĩa là kêu con giãn cách ra.
(Oh, bây giờ con hiểu rồi, cảm ơn Thầy.)
2)shuohua20161202 03:43
Thắc mắc về chuyện tụng kinh trong phòng vợ chồng.
Nữ thính giả: Thưa sư phụ, trong phòng vợ chồng những lúc không phát sinh chuyện quan hệ vợ chồng thì được ở trong phòng tụng niệm kinh, không ở trong phòng vợ chồng phát sinh quan hệ vợ chồng nghĩa là trong ngày đó không phát sinh quan hệ hay là cả đời không làm chuyện ấy nữa thì mới được ở trong phòng vợ chồng tụng niệm kinh? Bởi vì một số đồng tu có hoàn cảnh đặc biệt và không thể ở bên ngoài tụng niệm kinh .
Sư phụ đáp: Nếu anh ta chỉ có một phòng thì xin Bồ Tát tha thứ cho. Không có nghĩa là mãi mãi, cho dù có đôi khi quan hệ vợ chồng thì cũng phải hơi cách một khoảng thời gian, không thể gần quá, bởi vì trường khí trên người vẫn chưa hoà hoãn trở lại. Đôi khi có một số người, họ vẫn là người chưa phải là một vị Bồ Tát, thì không có cách nào khác hơn; còn như chúng tôi đã làm Bồ Tát thì những điều như vậy không thể xảy ra.
(Đúng. Nếu đã phát nguyện suốt đời không phát sinh những chuyện quan hệ vợ chồng, như vậy thì có thể tụng kinh trong phòng vợ chồng không, thưa Sư Phụ ?)
Tất nhiên rồi, khi đó họ đã được gọi là "清修"qing xiu: thanh tu, không tà hạnh (vợ chồng tu dưỡng trong sạch không phát sinh quan hệ vợ chồng nữa), rất nhiều cặp vợ chồng đã treo bảng gọi ("清修"qing xiu): thanh tu, không tà hạnh (tu dưỡng trong sạch).
3)Wenda20180603B 41:11
Vợ chồng sau khi đã quan hệ không được trong phòng vợ chồng tụng niệm kinh ít nhất bốn tiếng.
Nữ thính giả: Sau khi quan hệ vợ chồng, thì không được ở trong phòng vợ chồng tụng niệm kinh khoảng thời gian là bao lâu? Vì điều kiện nhà có hạn.
Sư phụ đáp: Những sự việc như thế này thì ... Họ nhà chỉ có một phòng thôi à?
(Đúng, hoàn cảnh gia đình anh ấy không được tốt.)
Haiz !(tiếng thở dài) Hai thời khắc (thời khắc: đơn vị tính thời gian ngày xưa) khoảng bốn tiếng, khoảng cách sau khoảng bốn tiếng là được rồi .
4)Wenda20190215 01:01:22
Sau khi đi đám tang bao lâu thì vợ chồng mới được quan hệ ?
Nữ thính giả: Xin hỏi Sư phụ, sau khi đi dự đám tang thì bao lâu vợ chồng mới được quan hệ ? Vấn đề là chỉ vì muốn sinh được một đứa con. Người đã khuất là người thân ruột thịt, như bà ngoại.
Sư phụ đáp: 10 ngày đến 15 ngày (họ hàng xa thì sao?) đều như nhau.
5)Wenda20200918 01:15:34
Sau khi vợ chồng quan hệ xong có được xem《Bạch Thoại Phật Pháp 》
Nữ thính giả: Sư phụ có khai thị qua rằng vợ chồng sau khi quan hệ xong sau bốn tiếng mới được tụng niệm kinh, vậy nếu vợ chồng sau khi quan hệ xong có được ở trong phòng này xem《Bạch Thoại Phật Pháp》 không? Hoặc là nghe những bài ghi âm của Sư phụ?
Sư phụ trả lời: Đọc Bạch Thoại Phật Pháp thì cũng được, không có vấn đề gì. Nhưng cũng đừng quá gần, bởi vì quá gần thì đối với 《Bạch Thoại Phật Pháp》của Sư phụ có phần không tôn trọng, không tốt lắm.
Đính chính về việc sau khi đi đại tiện 15 phút sau mới nên niệm kinh.
Khai thị gần đây nhất là, sau khi đi đại tiện được niệm kinh, ko cần đợi, thắp hương bàn thờ Phật nhỏ được chỉ có bàn thờ chính quy thì đợi sau 15 phút mới lên hương.
Wenda20170811 01:39:38
Đi vệ sinh xong có được thắp hương, lễ Phật, tụng kinh không?
Khán giả nam: Sau khi đi đại tiện không được thắp hương bái Phật, tụng kinh trong vòng 15 phút phải không?
Đài trưởng trả lời: Được, không sao đâu.
(được phép tụng kinh, nhưng không được dâng hương lễ Phật phải không?)
Đúng, giữ gìn sạch sẽ một chút. Chúng ta hãy đợi cho đến trường khí khi trên cơ thể tiêu tan một chút.
Wenda20200209 05:04
Về vấn đề thắp hương trên bàn thờ Phật nhỏ.
Khán giả nữ: Thầy có dạy rằng sau khi đi đại tiện thì 15 phút mới được thắp hương bàn thờ Phật lớn, chúng ta có cần đợi 15 phút trước khi thắp hương hoặc tiếp hương lên bàn thờ Phật nhỏ không?
Đài trưởng trả lời: Không cần. Thực chất, bàn thờ Phật nhỏ là bàn thờ Phật tùy duyên và di động.
(Con hiểu. Hương dùng trên bàn thờ Phật lớn ở nhà dài hơn và dày hơn. Lư hương trên bàn thờ Phật nhỏ thì nhỏ. Con có thể dùng loại khác không?)
Gỗ đàn hương mỏng hơn và ngắn hơn, dù nó có khác với bàn thờ Phật Lớn)
Đều được.
Wenda20140530 15:58
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
KHÔNG ĐƯỢC ĐỐT NHANG ĐUỔI MUỖI KHI ĐANG TRÌ NIỆM KINH PHẬT
Thính giả: Chúng con có thể đốt nhang đuổi muỗi khi đang trì niệm không?
Sư phụ Lư: Không được.
Thính giả: Nhà con gần chợ. Nên có nhiều muối lắm. Khi trì niệm Kinh Phật lúc nào cũng bị muỗi cắn, vậy con đốt 1 ít nhang muỗi có được không?
Sư phụ Lư: Thay vào đó Quý vị nên dùng đuổi muỗi dạng bôi, xịt trên người.
Wenda20160207B 33.23
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
NHANG ĐẶC BIỆT CHÁY NHANH HOẶC CHẬM HƠN BÌNH THƯỜNG LÀ DẤU HIỆU GÌ?
Thính giả: Khi dâng hương chư Bồ Tát mà nếu có 1 cây nhang được cắm ở vị Bồ Tát nào đó cháy nhanh hoặc chậm hơn bình thường, vậy biểu thị điều gì?
Sư phụ Lư: Có 2 cách lý giải để giải thích cho trường hợp này. Một là, chất lượng làm nên cây nhang làm cho nó cháy nhanh hơn hoặc chậm hơn. Như Đàn hương được trộn với các vật liệu khác tạo nên hỗn hợp sản xuất ra bó nhang. Còn có một số loại nhang làm từ bột tạo hương thơm trộn với chất kết dính, nếu cho nhiều sẽ làm cho nhang cháy nhanh hơn và ngược lại. Thứ hai là ở điều kiện bình thường, nhang sẽ cháy nhanh hơn nếu có Bồ Tát hiện hữu còn cháy chậm là không có Bồ Tát hiện hữu
.
Thính giả: Dạ con đã hiểu. Còn nếu như nhang tắt giữa chừng thì như thế nào ạ.
Sư phụ Lư: Điều này tương tự như câu hỏi trước. Có 2 cách lý giải. Có thể là do chất lượng nhang có 1 cục bột dính chặng giữa chừng; Hoặc là do Bồ Tát hay Hộ Pháp đang phật ý Quý vị điều gì đó.
Thính giả: Oh, Sư phụ Lư, có thể nào là do làm sai điều gì đó?
Sư phụ Lư: Nói chung, điều đó không nên xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn bạn đã làm điều gì đó không thỏa đáng, và các vị Hộ Pháp không hài lòng về điều đó.
Thính giả: Con hiểu, cám ơn Sư phụ Lư đã giải đáp.
Wenda20200417 33:10
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
THỜI ĐIỂM NÀO NÊN DÂNG HƯƠNG THỈNH AN BỒ TÁT
Thính giả: Sư Phụ đã khai thị là Bồ Tát sẽ đến vào lúc 6 giờ và 8 giờ sáng hàng ngày thậm chí vào lúc 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 4 giờ chiều, 6 giờ chiều hoặc 10 giờ tối. Có phải chỉ cần thắp hương vào những thời điểm này và có duyên thì Bồ Tát sẽ đến chỗ chúng ta?
Sư phụ Lư: Dĩ nhiên rồi. Hoàn toàn chắc chắn rằng Bồ Tát sẽ đến vào lúc 6 giờ sáng, 8 giờ sáng và 10 giờ tối. Tuy nhiên, có một số thời điểm Bồ Tát có thể có mặt hoặc không, bao gồm có 10 giờ sáng, 4 giờ chiều và 6 giờ chiều.
Thính giả: Con hiểu.
Đàm luận cùng Sư phụ Lư (Câu hỏi 304)
16 April 2019
THỜI ĐIỂM DÂNG HƯỚNG SÁNG TỐI MỖI NGÀY
Hỏi: Nên dâng hương sáng tối vào lúc nào?
Đáp: Buổi sáng không được thắp hương quá trưa. Chỉ thắp hương trước 10h mới được coi là thắp hương buổi sáng. Từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa được coi là khoảng thời gian khác trong ngày. Dâng hương buổi tối từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối.
Wenda20170120 01:14:24
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
KHI DÂNG HƯƠNG BUỔI TỐI KHI MỞ CỬA SỔ VÀ ĐÓNG RÈM THÌ NHỮNG LINH HỒN NGOẠI LAI CÓ THÂM NHẬP KHÔNG?
Thính giả: Thưa thầy Lữ, cho con hỏi lúc 10 giờ tối con dâng hương, nếu cửa sổ mở mà rèm đóng lại thì có linh hồn ngoại lai vào nhà qua cửa sổ không?
Sư phụ Lư: Nếu nó không liên quan đến Quý vị, nó sẽ không vào; nếu nó liên quan đến Quý vị thì dù Quý vị có lắp song sắt thì nó cũng sẽ vào. Bức tường đơn giản là không tồn tại đối với nó. Tại sao Quý vị không cài thêm vài ổ khóa để nó không vào được? Đừng nông cạn quá.
Shuohua20161202 01:04
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
KHÔNG QUÉT SÀN NHÀ KHI NHANG VÀ ĐÈN DẦU TRÊN BÀN THỜ ĐANG CHÁY
Thính giả: Sư phụ Lư, con có thể quét sàn nhà khi nhang và đèn dầu trên bàn thờ đang cháy không?
Sư phụ Lư: Không nên làm vậy khi nhang và đèn dầu trên bàn thờ đang cháy
Wenda20121216A 54:29
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
CHÚNG TA CÓ THỂ LỄ LẠY TRƯỚC BÀN THỜ ĐẶT Ở NHÀ MÀ KHÔNG CẦN ĐỐT NHANG
Thính giả: Một người bạn Phật tử đôi khi niệm Lễ Phật Đại Sám Văn (Li fo Da Chan Hui Wen) trước bàn thờ mà không dâng hương trước. Thưa Thầy Lư, chúng con có thể Lễ lạy trong khi niệm Lễ Phật Đại Sám Văn ngay cả khi không dâng hương không? Hay phải thắp hương trước khi lễ lạy?
Sư phụ Lư: Có thể lạy mà không thắp hương cũng được, vì người đó Lễ lạy trước bàn thờ Phật trong nhà nên không thành vấn đề.
Wenda20160603 01:24:41
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
ĐỪNG CHO CÁT VÀO LƯ HƯƠNG
Thính giả: Xin chào Sư phụ Lư, con nghe một người bạn Phật tử mới thiết lập bàn thờ kể rằng anh ấy đã bỏ gạo vào lư hương để dâng hương nhưng cuối cùng bị bắt lửa cháy. Con không hiểu tại sao họ lại dùng hạt gạo thay vì tro hương.
Sư phụ Lư: Có thể tận dụng hạt gạo khi chưa có đủ tro hương ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một khi tro nhang tích tụ theo thời gian, hạt gạo có thể bỏ gạo ra. Bắt lửa bốc cháy không phải vì hạt gạo mà vì nhang vẫn cháy ngay cả dưới bề mặt tro và hạt gạo. Khi thắp một cây nhang mới mà cây nhang hiện có vẫn đang cháy bên dưới, ngọn lửa sẽ bùng lên từ phía dưới khi nhang đạt tới điểm bốc cháy.
Thính giả: Nếu không có tàn hương thì dùng cát có được không sư phụ?
Sư phụ Lư: Không không đời nào! Cát là dành cho cõi Âm phủ, cho ma quỷ, cho cõi ngạ quỷ, đừng dại dột!
Trích từ Wenda 20120629 01:18:19
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
HỘP ĐỰNG NHANG CÓ HÌNH BỒ TÁT THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO
Thính giả: Con có câu hỏi về sự cung kính đối với Bồ tát. Ở nhà con dâng đàn hương. Mà trên cái hộp đựng nhang có hình Bồ Tát. Con có khoảng 4-5 cái như vậy, con phải xử lý thế nào đây?
Sư phụ Lư: Con đem đi gói lại, lưu giữ một thời gian rồi bỏ đi.
Thính giả: Thưa Sư Phụ, hiện có nhiều Phật Hữu gọi điện cho con để hỏi về Ngôi Nhà Nhỏ và việc trì tụng bài tập hàng ngày. Một lần con đang ở trong nhà vệ sinh thì có người gọi điện, rất háo hức muốn tìm hiểu thêm về việc trì tụng hàng ngày và kinh Phật. Vì không thể rời khỏi nhà vệ sinh ngay nên con đã nói chuyện với anh ấy và trong khi trò chuyện, con có nhắc đến tên một số kinh Phật, điều này có bị coi là thiếu tôn trọng không?
Sư Phụ: Quả thực đó là việc làm thiếu tôn trọng và không đúng đắn. Con chỉ nên nói với anh ấy rằng “Hãy gọi lại cho tôi sau 10 phút nữa”. Đừng nói về Phật Pháp trong nhà vệ sinh. Lẽ ra ngay từ đầu con không nên nhận cuộc gọi khi bạn đang ở trong đó.
Wenda20140907B 10:58
Những điều cần lưu ý khi đặt và đọc sách kinh
(1) Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sinh thoát khổ, nên phải cung kính tôn trọng, không được xé hủy, đốt hủy hoặc tuỳ ý vứt đi. Nơi nào có kinh điển, nơi đó có Long Thiên hộ pháp bảo hộ, nếu bất kính sẽ có nghiệp tội.
(2) Kinh Phật phải đặt lên trên tất cả tập sách khác, không nên để ở dưới các tập sách khác. (3) Không nên vẽ, viết lung tung trên sách Kinh, không được vừa nói chuyện, ăn uống vừa xem Kinh.
(4) Phải cung kính đặt Kinh sách lên chỗ cao ráo sạch sẽ, không được tùy ý vứt trên giường, trên ghế và những chỗ bất tịnh.
(5) Khi dùng tay cầm hoặc đặt Kinh vào trong túi mang đi, không được để thấp hơn thắt lưng, không được kẹp dưới nách.
(6) Không được mang Kinh hoặc tụng Kinh trong phòng vệ sinh.
(7) Không tùy ý để trong phòng phu thê (vợ chồng), không được có Kinh điển có bất cứ những hành vi nhơ uế nào.
(8) Phòng người độc thân, có thể cung kính để sách Kinh bên đầu giường ngủ (tốt nhất là dùng vải đỏ đậy lại), không được đặt nơi đối diện dưới chân giường ngủ.
(9) Không được đạp lên hoặc bước qua sách Kinh.
(10) Không được dùng miệng thổi bụi trên sách Kinh, phải dùng khăn sạch chuyên dụng để lau bụi.
(11) Trước khi tụng Kinh, nên rửa tay sạch sẽ, nếu tay dơ không nên cầm sách Kinh.
(12) Khi xem Kinh đến đâu nên dùng mảnh giấy nhỏ ngăn ra làm dấu. Không được xếp trang, xếp góc hoặc lật úp mặt Kinh xuống theo kiểu hình chữ “人”.
(13) Không được dùng tay thấm nước miếng lật Kinh.
Wenda 20151129A 16:44
Nửa đêm từ 2h đến 4h tốt nhất không nên niệm Kinh
Nam thính giả: Có đồng tu phải đi làm từ buổi sáng, có lúc 5 giờ đi làm, có lúc 6 giờ đi làm. Xin hỏi Sư phụ có thể dậy từ lúc sáng sớm 3h -4h đọc Kinh được không?
Đài Trưởng đáp: Sớm quá. Bởi vì từ 2 giờ sáng đến 5 giờ sáng căn bản là khu vực hoạt động của vong linh . Cho nên, đêm khuya thực tế là sau 2h, từ 2h đến 5h. 4h cũng được, thực tế thời điểm xấu nhất là khoảng thời gian từ 2h đến 4h , tức là lúc đêm khuya, ở khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ này tốt nhất là không nên động vào [đừng nên niệm kinh] . Nếu con dậy lúc 4h còn có thể được, bởi vì nó đang đợi đón mặt trời, từ từ là mặt trời bắt đầu mọc rồi
( Dạ vâng, cảm ơn sư phụ)
wenda20151129A 16:44
Nguyên nhân gây nhức đầu và buồn nôn đối với người mới bắt đầu niệm kinh
Thính giả nữ: Khi con độ người học Phật niệm kinh thì có người họ vừa niệm kinh là buồn nôn, muốn ói, thậm chí còn nhức đầu. Thưa thầy vì sao họ lại bị như vậy ?
Đài trưởng đáp : Con đưa tiết mục phía trước của thầy cho họ nghe là sẽ biết ngay. Con có biết tại sao không? Tức là vì trên người họ đã có rất nhiều vong linh, thời gian vừa mới học niệm kinh nếu như chỉ đơn thuần niệm kinh không niệm Ngôi Nhà Nhỏ. Thì [người cần kinh /oan gia trái chủ]trên người của người này họ sẽ biết người này đang niệm kinh để gia tăng năng lượng của bản thân , và khi người này đã trì Chú Đại Bi loại kinh văn này có sự ảnh hưởng đối với họ , Ma quỷ họ sợ Chú Đại Bi đấy. Vì vậy có thể nói là nó tương đương như đánh lộn với ma quỷ. Đại khái dạng như : “Mày không trả nợ, còn dùng năng lượng của Bồ Tát mà đuổi tao đi.” Con nghĩ thử xem như vậy oan gia trái chủ trên người của người này họ có vui không ?
(Dạ, vậy người này trì Chú Đại Bi thì gặp phải những vấn đề này, người này nên khắc phục bằng cách nào ạ ?)
Đúng rồi, và khi người này niệm các loại kinh văn khác thì không có xảy ra vấn đề này đúng không ?
(Dạ đúng , vậy thì con nên khuyên người này tiếp tục kiên trì đúng không ạ ?)
Đúng ! Niệm đến sau này thì hướng dẫn người này niệm Ngôi Nhà Nhỏ thì sẽ khỏi. Nếu không trì tụng Ngôi Nhà Nhỏ , thì hãy trực tiếp trong miệng nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ con, từ bi con, con sẽ trong ngày mấy tháng mấy niệm bao nhiêu tấm Ngôi Nhà Nhỏ cho họ ."
[Lưu ý: Những vấn đề liên quan đến vong linh, việc trao đổi thảo luận với vong linh, chúng ta đều phải thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát ra mặt ,bản thân không nên tự nói chuyện trực tiếp với vong linh , đây là điều mà Đài trưởng luôn nhấn mạnh.】
Khi niệm Ngôi Nhà Nhỏ đều có mục hướng dẫn phần phát nguyện.
Wenda20151227A 40:03
Đăng những thứ lung tung, rối loạn sẽ xuống địa ngục
Đài Trưởng: Đừng dùng di động đăng những cảm xúc rối loạn, những thứ lung tung, đó là nghiệp chướng. Hôm nay thông qua chương trình này thầy muốn nói với mọi người rằng nếu quý vị truyền tải một điều gì đó tục tĩu trên Internet khiến mọi người có ý đồ xấu thì nghiệp chướng của quý vị sẽ là đoạ địa ngục dựa theo luật mới nhất. Nếu người phụ nữ này bị kích thích, xuân tâm nhộn nhạo bởi những thứ quý vị đăng thì quý vị đã ở địa ngục rồi. Quý vị có hiểu không?
Nam thính giả : Những người không theo đạo Phật đăng những thứ lung tung rối loạn lên mạng cả ngày…
Đài Trưởng: Đúng vậy, đoạ xuống địa ngục. Đây là điều mà Bồ Tát gần đây đã nói với thầy. Sư Phụ có thể nói với quý vị rằng khi có những điều mới xuất hiện, luật lệ của địa phủ cũng sẽ mới theo, Thiên Địa không ngừng thay đổi. Nghĩ mà xem, đăng cái gì đó khiến người ta có ảo tưởng cùng hoang đường, đăng cái gì đó khiến đàn ông tốt trở nên xấu xa, còn người phụ nữ ngoan lại giống như dâm phụ. Nghĩ xem, đây có phải là hại chết người khác không? Nhiều người vẫn đăng lên mạng việc sử dụng ma tuý, rất hưng phấn, tinh thần phấn chấn, lâng lâng như lên Trời. Làm cho con người ta phá sản, những người như vậy nếu không đoạ địa ngục thì sẽ đi về đâu? Đúng hay không?
(Đúng vậy, và sau khi xem loại tin tức này trên Internet, họ lại còn đăng lại nó một cách điên cuồng để nhiều người có thể xem nó hơn.)
Haiz, xong rồi, xong rồi. Con biết tại sao vốn dĩ không có nghiêm trọng như vậy để bị đoạ địa ngục mà lại thành ra như vậy không? Bởi là vì lúc sau điên cuồng đăng. Hiểu chưa? Chính là sau đó đăng điên cuồng chuyển cho càng nhiều người xem, nghiệp chướng càng nặng.
Bệnh nhân ung thư làm phẫu thuật nên tụng kinh như thế nào ?
Khán giả nữ: Một đồng tu bị ung thư và cần phải phẫu thuật. Anh ấy tuổi thân. vậy anh ấy nên tụng kinh nào ạ.
Trả lời : Nếu bị ung thư, hãy trì tụng Chú Đại Bi 49 biến và Chú vãng Sanh 49 biến. Ngôi nhà nhỏ niệm nhiều chút thì được rồi.
wenda20120325A 24:25
Wenda20140530 15:58
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
KHÔNG ĐƯỢC ĐỐT NHANG ĐUỔI MUỖI KHI ĐANG TRÌ NIỆM KINH PHẬT
Thính giả: Chúng con có thể đốt nhang đuổi muỗi khi đang trì niệm không?
Sư phụ Lư: Không được.
Thính giả: Nhà con gần chợ. Nên có nhiều muỗi lắm. Khi trì niệm Kinh Phật lúc nào cũng bị muỗi cắn, vậy con đốt 1 ít nhang muỗi có được không?
Sư phụ Lư: Thay vào đó Quý vị nên dùng đuổi muỗi dạng bôi, xịt trên người.
Mở mắt và Nhắm mắt Niệm kinh có gì khác biệt
Nam Thính giả : Trước đây Đài Trưởng đã nói , Mở Mắt là thuộc về Dương, mắt nhắm thuộc về Âm. Giống như khi chúng con niệm kinh có lúc mở mắt có lúc mắt nhắm lại. Việc niệm kinh như thế có gì khác biệt không?
Đài Trưởng đáp: Tất nhiên là có khác biệt. Khi đầu óc tỉnh táo thì nó trống rỗng, như thế sẽ tốt hơn; còn nếu đầu óc không tỉnh táo thì việc niệm kinh cũng giống như “Tiểu hòa thượng niệm Kinh bằng miệng chứ không phải bằng Tâm”. Con hiểu không?
(Nếu đầu óc luôn tỉnh táo thì mở mắt niệm hay nhắm mắt niệm có gì khác không?)
Điều này rất đơn giản, nếu mở mắt ra thì có thể nhìn thấy dương gian, Nhưng khi nhắm mắt lại thì con có thể liên kết với một số thứ ở thế giới tâm linh, Những thứ ở thế giới tâm linh sẽ cho con biết việc niệm kinh sẽ mang lại những kết quả gì . Đối với những sự vật ở Dương gian, khi mở mắt con khó có thể tập trung, vì mắt con nhìn thấy thế giới đầy màu sắc của dương gian, chỉ cần con nghĩ thì sẽ động, Tâm sẽ động, vì thế chất lượng niệm kinh khi mở mắt không tốt bằng khi nhắm mắt .Khi nhắm mắt thì ít nhất lúc đó Con không thể nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Không thấy người nữ hay người nam đang bước vào. Vậy Con nói tĩnh tâm niệm kinh có hiệu quả tốt, hay có quá nhiều tạp niệm khi niệm kinh có hiệu quả tốt?
(Tất nhiên, tĩnh tâm khi niệm kinh sẽ có hiệu quả tốt nhất ạ )
Được rồi, Không phải đã được giải quyết rồi sao?
wenda20141214B 20:43
Nữ thính giả: Thưa Sư phụ, ngài từng giảng rằng chắp tay có thể khai thông tiểu chu thiên. Có đồng tu khi chắp tay tụng kinh cảm thấy khí hơi bị tắc, họ thích để hai tay chồng lên nhau, lòng bàn tay hướng lên đặt trước ngực, như vậy khi tụng kinh cảm thấy thoải mái hơn. Xin hỏi trường hợp này có ý nghĩa gì không ạ?
Sư phụ trả lời: Con nói thử xem pháp môn nào dạy họ như vậy? Con hỏi thử họ xem. Nếu không có pháp môn nào dạy, thì bảo họ nằm ngủ rồi tụng kinh cũng được, không cần làm động tác gì cả, cứ thoải mái mà tụng, đây cũng là một pháp môn, gọi là “tùy duyên pháp môn”, haha.
(Ồ, nghĩa là đừng tự ý sáng tạo quá nhiều thứ mới, đúng không ạ?)
Vì bất kỳ ấn tay (thủ ấn) nào của con đều kết nối với rất nhiều Bồ Tát trên trời. Có ấn kết nối với Bồ Tát, nhưng cũng có ấn kết nối với ma quỷ. Ma quỷ cũng có thủ ấn.
(Hiểu rồi ạ.)
Nếu con kết nối không đúng, thì con sẽ gặp rắc rối. Ví dụ như quân giải phóng khi tấn công vào sào huyệt của thổ phỉ, nếu con không hiểu ám hiệu và nói sai ám hiệu, chúng sẽ giết con ngay. Nguyên lý cũng giống như vậy. Nếu con làm đúng một thủ ấn, Phật sẽ đến; nhưng làm sai, ma quỷ sẽ đến. Chẳng phải là tự chuốc lấy rắc rối sao?
(Đúng vậy ạ. Nhất định phải theo lời sư phụ, sư phụ dạy gì thì học nấy, những gì chưa dạy thì không được tự ý làm.)
Nếu không thì cần sư phụ để làm gì nữa? Các con cứ tự làm đi.
(Hiểu rồi ạ. Chúng con nhất định nghe lời sư phụ, đi theo sư phụ và ngoan ngoãn nghe lời.)
wenda20190419 16:57
NIỆM KINH CHO TRẺ VÀI THÁNG TUỔI NHƯ THẾ NÀO ?
Nữ thính giả: Con còn có một vấn đề cần thỉnh giáo ạ, là cháu của con mới sinh được vài tháng, con muốn đọc Kinh cho cháu, cần niệm những Kinh gì ạ?
Đài trưởng đáp: Cháu ngoại vài tháng tuổi, mới sinh, không sao cả, 1 biến Chú Đại Bi, 3 biến Tâm Kinh, còn niệm thêm 21 biến Công Đức Bảo Sơn Thần Chú là được rồi.
Nữ thính giả: 21 biến Công Đức Bảo Sơn Thần Chú, có cần phải niệm thêm Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn nữa không ạ?
Đài trưởng đáp: Được nhé, 21 biến Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn, được rồi.
Nữ thính giả: Tâm Kinh mấy biến ạ?
Đài trưởng đáp: Tâm Kinh 3 biến, Chú Đại Bi 1 biến.
Nữ thính giả: À, như vậy là được ạ?
Đài trưởng đáp: Như vậy là được rồi.
Nữ thính giả: Vâng ạ vâng ạ, vậy lúc khấn mở đầu cần cầu nguyện như thế nào ạ?
Đài trưởng đáp: “Thỉnh cầu đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm quan thế âm bồ tát, gia hộ cho cháu ngoại của con tên là…. có thân thể khoẻ mạnh, lớn lên khoẻ mạnh, trí tuệ dồi dào” đều có thể xin, hiểu chưa nào?
Nữ thính giả: Vậy con nói bình an cát tường có được không ạ?
Đài trưởng đáp: Đều được cả, con cầu cái gì con nói cái đó đều được.
Nữ thính giả: Dạ dạ dạ.
Đài trưởng đáp: Được chưa nào.
Nữ thính giả: Dạ được rồi ạ, cảm tạ Đài trưởng ạ.
shuohua20111014 20:24
Nữ thính giả: Trẻ con không chịu ăn cơm phải làm sao ạ? Nó không thích ăn cơm ạ.
Đài trưởng đáp: Đầu tiên phải cầu xin vong linh trên người đứa bé, trên thực tế trẻ con không chịu ăn cơm là do có áp lực và ngăn cản của một loại vong linh, ví dụ như nói con không muốn ăn cơm, nhìn thấy cơm liền cảm thấy phiền toái, cũng có những lúc ăn cơm ảnh hưởng đến nó ví dụ như nó đang chơi game, giống như những vấn đề này chủ yếu là vấn đề của vong linh, giúp nó đọc kinh, nó sẽ dần dần tỉnh táo, Tâm Kinh là chìa khoá khai sáng mọi thứ.
Nữ thính giả: Là niệm Tâm Kinh ạ, hiện nay con chưa biết hoàn cảnh gì thì cần niệm.
Đài trưởng đáp: Đúng, còn phải niệm Chuẩn Đề Thần Chú, cũng sẽ tốt lên.
Wenda20110909 15:24
Nữ thính giả: Có một số đồng tu dạy trẻ nhỏ niệm Tâm Kinh, nhưng đôi khi trẻ vừa niệm một lúc lại chen vào vài câu, hoặc có lúc đi rửa tay, nhớ ra lại niệm vài câu. Liệu như vậy có phải là không tôn kính Bồ Tát không? Có cần phải đợi đến khi trẻ lớn hơn mới dạy không ạ?
Đài Trưởng đáp: Phải xem trẻ mấy tuổi (3 tuổi) ồ, vậy thì không sao đâu. Chỉ cần dặn trẻ đừng đùa giỡn là được, không nên để tên Bồ Tát ra miệng mà đùa giỡn. (Ồ, vậy trong trường hợp này có cần phải niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn cho trẻ không?) Mỗi ngày niệm một lần cũng được. (Được rồi, cảm ơn thầy!)
wenda20160110B 52:08
• Thông thường những thai phụ muốn niệm các kinh văn, tốt nhẩt vẫn nên thông qua Đồ Đằng để dựa vào vị trí các vong linh thai nhi không giống nhau ( lai lịch kiếp trước và tu vi) để quyết định.
Nếu như 1 người mẹ đang rất cực khổ, sau khi mang thai, đứa trẻ được đầu thai sẽ không tốt lắm, sau này vận mệnh cũng rất khổ, vậy nên phải sớm niệm Công đức bảo sơn thần chú, để khiến cho các công đức của đứa trẻ làm được ở kiếp trước, dùng cho kiếp này, hoá giải tai nạn. Và nghiệp chướng sau này khi đứa trẻ lớn lên tiếp tục niệm kinh hoá giải. Thông người người mẹ mang thai có thể niệm 27 biến Công đức bảo sơn thần chú
• Nếu như thai phụ cơ thể vốn dĩ suy yếu bệnh tật hoặc có thai con gái, dương khí không đủ, mỗi ngày niệm trên 7 biến Chú đại bi, càng nhiều càng tốt.
• Nếu như đứa trẻ bị điếc, mù bẩm sinh, có thể tụng Tâm Kinh hơn 7 biến một ngày để khai mở trí tuệ.
• Nếu thai nhi kiếp trước có tội nặng và chướng ngại thì có thể tụng Lễ Phật đại sám hối văn một biến và Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn 21 biến mỗi ngày để sám hối và hoá giải nghiệt chướng kiếp trước
***
• Nếu không thể xem đồ đằng, thông thường thai phụ có thể niệm cho thai nhi 3 biến chú đại bi, 7 biến tâm kinh, 21 biến Công đức bảo sơn thần chú, 21 biếnThất Phật Diệt Tội Chân Ngôn.
Với tình trạng bình thường kiến nghị không niệm Lễ Phật đại sám hối văn cho thai nhi. Nếu như cảm thấy thai nhi không ổn định, tự bản thân cũng có một số phản ứng, có thể giúp thai nhi niệm 1 biến Lễ Phật đại sám hối văn . Số lượng niệm kinh văn cũng kiến nghị không được tuỳ ý gia tăng quá nhiều. Hơn nữa, cũng không được niệm Ngôi nhà nhỏ cho thai nhi.
• Thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai, nếu như sức khoẻ vô cùng tốt không có tình trạng gì khác, tốt nhẩt tạm thời không nên niệm Ngôi nhà nhỏ, sau 3 tháng thai đã ổn định, có thể niệm Ngôi nhà nhỏ cho người cần kinh của bản thân và niệm cho thai nhi bị hư thai trước đó.
• Nếu như trên người thai phụ có vong linh, ví dụ như là hay gặp tai nạn, bệnh tật, có tình trạng bị chảy máu, thường mơ ác mộng, mơ thấy người cần kinh, hoặc khi Lư đài trưởng xem thấy vong linh, phải nhanh chóng niệm Ngôi nhà nhỏ cho vong linh của thai phụ
• Nếu như các đồng tu khác hoặc người nhà hỗ trợ niệm Ngôi nhà nhỏ siêu độ càng tốt.
• Thai phụ cũng có thể tự đốt Ngôi nhà nhỏ
• Thai phụ niệm Ngôi nhà nhỏ vào buổi sáng
• Thai phụ tốt nhất không nên siêu độ cho ng khác, ví dụ như người nhà mất, đặc biệt, tránh siêu độ những người đang mắc bệnh hiểm nghèo.
• Thai phụ cũng cần phải tự niệm kinh bài tập, chẳng hạn như Chú Đại Bi, Tâm Kinh, Lễ Phật đại sám hối văn , Chuẩn đề thần chú v.v. Trong đó, niệm càng nhiều “Chú Đại Bi” càng tốt, vào ban đêm, nếu niệm kinh, tốt nhất chỉ nên tụng Chú Đại Bi
• Thai phụ có thể tắm nắng nhiều hơn và thờ cúng Bồ Tát thường xuyên hơn. Ví dụ, nếu bạn ngắm nhìn các bức tượng Bồ Tát nhiều hơn và cảm thấy vui vẻ thì con bạn chắc chắn sẽ xinh đẹp khi ra đời.
• Khi thai nhi vừa mới hình thành (trong vòng một tháng sau khi mang thai), tốt nhất thai phụ nên ổn định ở nhà, không nên đến những nơi có âm khí nặng và khí dương không đủ như bệnh viện, nghĩa trang. Tốt nhất cũng tránh đi những địa điểm tôn giáo, vì những nơi đó có nhiều nghĩa địa phía sau.
• Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu như nhịp tim thai nhi không ổn định, thai phụ không nên tự đi phóng sanh, có thể nhờ người nhà thay mình thả, sau 3 tháng có thể tự đi phóng sanh, nhưng thông thường không nên phóng sanh cho thai nhi trong bụng, cũng không nên trực tiếp niệm Ngôi nhà nhỏ cho thai nhi trong bụng (trừ những trường hợp đặc biệt).
****
Wenda20160403B 55:33
Thai phụ trong những ngày đặc biệt được khai thị niệm nhiều Lễ Phật đại sám hối văn cũng chỉ được niệm nhiều nhất 11-13 biến
Nam thính giả: Xin chào sư phụ! Bài tập niệm kinh của thai phụ không được niệm Lễ Phật đại sám hối văn quá 3 biến một ngày, Vậy vào những ngày mùng 1 15 và ngày đại lễ của các Chư Phật Bồ Tát có thể niệm Lễ Phật đại sám hối văn với các số biến như khai thị không? Ví dụ như 13,21,27 biến?
Đài Trưởng đáp: Không được, quá nhiều rồi. Mấy ngày được khai thị cũng chỉ được niệm nhiều nhất là 11-13 biến.
PHẬT HỌC VẤN ĐÁP 114 - 16/07/2011
Wenda#114
Nên niệm Kinh cho con nhỏ như thế nào mới là tốt? Cần lưu ý điều gì?
• Thông thường khi niệm Kinh cho trẻ nhỏ, không cần biết là trẻ nhỏ bao nhiêu tuổi, đều có thể niệm Tâm Kinh, Tâm Kinh có rất nhiều ích lợi, có thể giúp cho trẻ nhỏ khai mở trí tuệ, ngày càng nghe lời hơn, học tập tốt hơn.
• Chú Đại Bi - khi niệm cần phải dựa vào tình hình chi tiết để quyết định. Nếu như đứa trẻ có sức khoẻ tốt, thông thường niệm 3 đến 7 biến là được. Nếu như đứa trẻ có cơ thể ốm yếu hay đau bệnh liên tục, cần niệm 21 đến 49 biến Chú Đại Bi, khẩn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát trị liệu cho bệnh nào đó của đứa trẻ. Nếu đứa trẻ rất bướng bỉnh, khó kiểm soát hoặc thậm chí vô thiên vô pháp, thì không được niệm cho bé quá 7 biến Chú Đại Bi mỗi ngày, bởi vì với tình trạng như vậy nếu niệm nhiều Chú Đại Bi sẽ khiến năng lượng của bé thêm phần mạnh mẽ, sẽ rất khó để kiếm soát.
• Lễ Phật Đại Sám Hối Văn khi niệm phải theo tuổi của đứa trẻ. Nếu như trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chỉ được niệm 1 biến; từ 1 đến 3 tuổi có thể niệm từ 1 đến 2 biến; từ 3 đến 12 tuổi có thể niệm 2 biến; từ 12 đến 18 tuổi nếu như trẻ có bệnh khá nặng niệm 3 đến 5 biến mỗi ngày.
Thông thường niệm trong 3 biến để bảo đảm an toàn. Dựa theo tình hình bệnh tật và nghiệt chướng, trẻ 12 tuổi trở lên có thể tăng dần dần, nhưng tốt nhất cũng không nên vượt quá 5 biến, để tránh việc kích hoạt nghiệp chướng khi trẻ đang còn nhỏ và yếu, như vậy sẽ khiến chúng không chịu được.
Nếu như trẻ nhỏ có tình trạng bệnh tật liên miên khá nặng hoặc là bệnh có từ khi lọt lòng, ví dụ như bệnh tự kỷ, bại não, động kinh v…vv, thì Lễ Phật Đại Sám Hối Văn có thể niệm nhiều hơn, nhiều nhất vẫn là 5 đến 7 biến.
Nhưng sau khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, bắt buộc phải kết hợp niệm Ngôi nhà nhỏ để siêu độ cho vong linh, ít nhất niệm 3 tấm mỗi tuần, tránh việc kích hoạt vong linh xong sẽ khiến họ rất gấp nhận Ngôi nhà nhỏ, khiến bệnh tình càng nặng thêm.
• Khi đốt Ngôi nhà nhỏ cho trẻ, không đốt quá nhiều trong 1 ngày. Thông thường, đứa trẻ bình thường dưới 5 tuổi mỗi ngày có thể đốt 3 tấm đổ lại, nhiều nhất không quá 5 tấm. Nếu như đứa trẻ có bệnh nặng và dưới 5 tuổi, thông thường mỗi ngày không đốt quá 7 tấm. Ngày 15 mùng 1 âm lịch, ngày Phật Đản có thể đốt không quá 21 tấm Ngôi nhà nhỏ. Nếu trẻ nhỏ trên 5 tuổi, khi gặp chuyện cấp bách, được đốt không quá 21 tấm Ngôi nhà nhỏ trong 1 ngày.
• Nếu như bố mẹ có sảy thai hoặc phá thai, bắt buộc phải làm siêu độ cho thai nhi đã mất.Bởi vì đứa trẻ bị phá thai rất tội nghiệp, không có chỗ nào để đi, chỉ có thể luẩn quẩn bên cạnh người nhà, đặc biệt là sẽ trên người của đứa con hiện tại, khiến đứa trẻ có sức khoẻ không tốt, học tập không tốt, không nghe lời v…vv nên nhất định phải siêu độ cho tốt.
• Ngoài ra có thể niệm các kinh văn khác :
* Chuẩn đề thần chú: Mỗi ngày niệm 21,27,49 hoặc 108 biến, để phù hộ cho việc học tập tốt, thi cử thuận lợi
* Giải kết chú, nếu như trẻ nhỏ khó quản thúc, có thể mỗi ngày niệm 21,27,49 biến để hoá giải oán kết giữa cha mẹ và con cái.
* Chú vãng sanh, nếu như trước đây đã từng ăn đồ ăn giết tươi hoặc gia đình có sát nghiệp hoặc khi người mẹ lúc mang thai ăn quá nhiều đồ ăn giết tươi, đều sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, cần phải niệm Chú vãng sanh mỗi ngày 21,27 hoặc 49 biến siêu độ cho những tiểu vong linh.
* Nếu như trẻ nhỏ có thể tự niệm Kinh càng tốt. Trẻ nhỏ có thể tự niệm Chú Đại Bi, Tâm Kinh ( tốt nhất niệm vào buổi sáng) và Chuẩn đề thần chú.
* Ngoài ra, bố mẹ nên đem con đi phóng sanh nhiều hơn, khiến cho trẻ nhỏ có thể nuôi dưỡng lòng từ bi khi còn nhỏ. Trẻ được học Phật niệm Kinh từ nhỏ là phúc khí của 1 gia đình.
LÚC NIỆM KINH XUẤT HIỆN NHỮNG TẠP NIỆM KHÔNG TỐT
Trả lời, hiểu rồi, đây là nghiệt chướng của bản thân con tạo ra, có thể nói mỗi một người trên thân đều có nghiệt chướng của chính mình.
Nghiệt chướng có mới và cũ.
Người có nghiệt chướng đầu óc sẽ không được sạch sẽ.
Cho nên con thường đầu óc có những suy nghĩ không tốt chứng minh con còn nghiệp chướng, vì con khống chế không được nghiệp chướng này, cho nên khi con niệm kinh, con muốn sạch sẽ thứ bẩn thỉu này hiện ra.
Cũng giống như một người đợi đến lúc muốn rửa tay sạch sẽ mới thấy trên tay bẩn, bình thường không muốn rửa tay thì không cảm thấy tay mình bẩn.
Đạo lý là như vậy.
Cho nên càng phải thường xuyên rửa tay.
Càng phải siêng năng nhanh nhẹn lên niệm kinh.
Cách tốt nhất để gột rửa những thứ dơ bẩn trong đầu là phải tăng cường niệm Tâm Kinh.
Minh bạch chưa?
Dạ
Zongshu 20120410 19:28
Số biến kinh tụng dư trong kinh bài tập và kinh văn tổng hợp(Ngôi Nhà Nhỏ) thì đi đâu?
wenda20120511 81:40
Số biến kinh tụng dư trong kinh bài tập và kinh văn tổng hợp(Ngôi Nhà Nhỏ) thì đi đâu?
Thính giả nữ: Khi chúng con tụng kinh văn tổng hợp(Ngôi Nhà Nhỏ) hay kinh bài tập đều có một con số cố định, ví dụ như bài Chú Đại Bi 49 biến, hay Tâm Kinh 21 biến, sau khi đọc hết số biến này, đôi khi đếm sợ bỏ sót số biến, vì vậy chúng con tụng nhiều hơn vài biến, nên có lúc số lẻ, có lúc số chẵn, điều này có quan trọng không? Những biến kinh niệm dư sẽ đi đâu?
Sư phụ trả lời: Không thành vấn đề. Ví dụ đáng lý ra con đọc bao nhiêu biến, thì số lượng này luôn cố định ở đó, vậy thì con đọc thêm, con không biết có đọc đến số biến nhất định không, cho dù con có đọc đến số biến nhất định đó thì nó vẫn chiếu theo số lượng mà con chấm vào Ngôi Nhà Nhỏ, không tăng thêm cho con. Ví dụ đáng lẽ con trì tụng Chú Đại Bi 27 biến, hiện tại con đã trì tụng đến 37 biến,Vậy10 biến còn lại là để tăng năng lượng Chú Đại Bi cho con, Không phải để tăng số lượng. Ví dụ, nếu Đài trưởng trì Chú Đại Bi một biến với con Chú Đại Bi một biến, thì khối năng lượng là khác nhau, cũng như năng lượng khi các con tụng Chú Đại Bi vào ngày mùng một và ngày rằm, khác với khi các con tụng Chú Đại Bi trong ngày thường.
Wenda20131020A 09:47 : Niệm Ngôi Nhà Nhỏ không được tập trung còn hơn là không niệm
Khán giả nam: Con đang niệm kinh bài tập trong ký túc xá của công ty, nên con muốn hỏi, Sư phụ nói: “Nếu có thể tập trung vào niệm Ngôi Nhà Nhỏ thì chất lượng tốt nhất”. Ví dụ, đôi khi con đang đi bộ hoặc niệm kinh trong văn phòng, thì con cảm thấy có khả năng mình không tập trung lắm, về phần Ngôi Nhà Nhỏ thì niệm không kịp.(NNN cần trả gấp)
Đài trưởng đáp: Ai nói trong công ty và ký túc xá không được niệm Ngôi Nhà Nhỏ?
(Con nghĩ có lẽ chất lượng niệm kinh không tốt, như vậy có ảnh hưởng gì không?)
Chất lượng niệm kinh không tốt tất nhiên cũng có bị ảnh hưởng một chút, nhưng ảnh hưởng không quá lớn, còn hơn là cậu không niệm! Cũng giống như cậu làm việc tốt, nhưng làm chưa hoàn hảo lắm, nhưng đó vẫn là một việc tốt, và cậu đừng làm điều xấu là được rồi.
Nhiều người chưa hiểu nhiều về việc tụng kinh, cũng như không biết công đức của việc tụng kinh là gì? Càng không biết rằng tụng kinh sẽ là cách tốt để thay đổi vận mệnh của mình. Ngay cả những Phật tử tu theo đạo Phật cũng sẽ có những phương pháp học Phật và tu tập Phật giáo khác nhau do các pháp môn khác nhau.
Người bình thường không biết giải quyết khi tai họa ập đến, khi có chuyện xảy ra, khi bất lực sẽ nghĩ đến việc đi chùa cầu xin sự phù hộ của chư Phật, Bồ Tát. Tâm lý này là điều mà dân gian thường nói:
“Bình thường thì chẳng thắp hương
Đến khi cùng đường mới ôm chân Phật”.
Thật vô ích khi chờ đợi sự việc và tai họa xảy ra rồi mới cầu nguyện Bồ Tát. Bình thường khi không có vấn đề gì, thì rất kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, không tin vào bất cứ điều gì ngoài bản thân mình, khi tai họa ập đến, thì kêu trời, trời không thấu, kêu đất, đất không nghe. Bình thường khi chưa có tai họa đến gần thì việc học Phật, tụng kinh và tu tập khi còn sức lực, năng lượng và thời gian lại càng cần thiết hơn.
Tụng kinh có tác dụng và công đức gì? Kinh văn có lực gia trì của chư Phật và Bồ Tát, khi quý vị tụng kinh, chư Bồ Tát sẽ ban cho quý vị năng lượng phước lành và tiêu trừ nghiệp chướng của quý vị. Kinh văn là tâm chú của Bồ Tát, tụng kinh cũng là một cách để câu thông với Bồ Tát, chỉ có câu thông với Bồ Tát và cầu nguyện với Bồ Tát thì Bồ Tát mới biết và gia trì cho quý vị.
Tụng kinh sẽ sinh ra năng lượng. Trong cơ thể con người có hai loại khí cơ: khí đen và khí trắng. Khi cảm thấy rất tốt và thuận lợi tức là có nhiều khí trắng. Khi cảm thấy không thuận lợi, có bệnh bệnh tật, có tai họa, tức là khi đó có nhiều khí đen. Sau khi tụng kinh, trong cơ thể sẽ sinh ra và tích trữ một loại năng lượng, năng lượng này sáng chói và có thể trục xuất khí đen trong cơ thể. Khi khí đen giảm bớt, thì sức khỏe sẽ tốt hơn. Trong cơ thể con người càng ít khí đen thì cuộc sống càng thuận lợi, không còn đau bệnh. Khí đen là khí cản trở khí thể của quý vị. Vì vậy, sau khi tụng kinh sẽ trở nên thuận lợi hơn, thoải mái hơn và tràn đầy năng lượng hơn.
---Trích Sư Phụ từ bi khai thị
Con biết đấy, Indonesia đã lan truyền chóng mặt trên Internet trong hai ngày qua. Một máy bay chở khách của Indonesia đã bị rơi và toàn bộ 189 người thiệt mạng. Chồng của một người bạn Phật tử của Pháp Môn Tâm Linh chúng ta được Bồ Tát ban phúc, vì công việc chưa xong đã đổi lịch bay. Con đã đọc nó rồi phải không? (Con biết, con rất biết ơn Bồ Tát.) Nhiều người còn hỏi: “Tụng kinh có ích lợi gì?” Con xem xem, người vợ tụng kinh, thì người chồng không chết, còn vô ích sao? (Đúng, vô cùng biết ơn Sư Phụ)
--Zongshu20181101 11:28
Đệ tử: Sư phụ giảng không được bắt chéo chân khi tụng kinh. Nằm khoanh chân đọc kinh có được không?
Đáp: Cần phải tôn Kính Bồ tát, nếu bịnh nằm trên giường, Bồ tát không màng, nếu không bịnh sao lại nằm? Nằm trên giường đọc kinh là bất kính đối với Bồ Tát. Nằm trên giường đã là bất kính rồi, bắt chéo chân lại càng bất kính hơn. Nếu bạn ngủ một mình, có khi bạn nằm trên giường trước khi dậy, trì chú Đại Bi và Tâm Kinh trong tâm vài biến cũng không phải vấn đề.
Nhưng tốt nhất cố gắng đứng lên niệm không nên nằm trên giường niệm.
Hội Thảo hoằng dương chánh pháp 2017 (1)
Hỏi: Thưa Thầy, sau khi niệm kinh, chúng con có điều gì cần phải lưu ý không ạ? Có nghi thức nào chúng con nên tuân theo không ạ?
Sau khi niệm kinh, không có nghi thức nào cả. Đơn giản chỉ cần chắp tay lại và cúi đầu. Hãy nói những lời sau đây một cách nhẹ nhàng hoặc lặng lẽ, “Cảm tạ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi đã phù hộ và gia trì cho con, <tên đầy đủ>.” Đây là một cách rèn luyện hành vi của chúng ta. Nó bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi tới Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi.
Tốt nhất không nên uống nước lạnh, đứng hoặc ngồi dựa vào tường hoặc bắt chuyện với ai đó ngay lập tức (trong vòng 5 đến 10 phút đầu tiên) sau khi con cầu nguyện chư Phật và chư Bồ Tát hoặc niệm kinh.
Sau khi chúng ta cầu nguyện hoặc trì tụng, một loại năng lượng lành mạnh đi vào cơ thể chúng ta và bù đắp cho năng lượng bất thiện hiện có. Điều này sẽ chữa lành cơ thể của chúng ta và giúp loại bỏ tắc nghẽn trên con đường lưu thông năng lượng. Tuy nhiên, nếu chúng ta uống nước lạnh ngay, năng lượng Âm sẽ vào cơ thể.
Những người thích uống đồ uống có đá lạnh thực sự đang kết nối bản thân với năng lượng Âm. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, đó là một ngày mới và mọi thứ lại bắt đầu lại. Đó là thời điểm tuyệt vời nhất trong ngày, nếu uống một cốc nước đá lạnh, rất có thể bạn sẽ gặp xui xẻo suốt thời gian còn lại trong ngày, chưa kể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể. Nói chung, sẽ ổn nếu đồ uống ở nhiệt độ phòng và không có cảm giác quá lạnh khi uống.
Các bức tường cũng thuộc năng lượng Âm. Thuật ngữ “Bức tường cao” thường dùng để chỉ các nhà tù. Trước đây, tù nhân bị hành quyết khi đứng dựa vào tường. Vì vậy, sau khi cầu nguyện hay trì tụng, tốt nhất chúng ta không nên đứng hoặc ngồi dựa vào tường để không làm xáo trộn trường năng lượng tích cực của mình.
Sau khi trì tụng, tốt nhất không nên bắt chuyện ngay với ai đó, vì phần lớn năng lượng tích cực của bạn từ việc trì tụng sẽ bị mất đi. Bởi vì nói những điều vô nghĩa có thể khiến năng lượng tích cực bị phân tán chứ không tập trung ở một chỗ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bình tĩnh với chính mình một thời gian rồi dần dần bắt đầu trò chuyện với mọi người sau một thời gian.
Điều rất quan trọng là phải chú ý đến lời nói của mình và kiềm chế không nói những lời không phù hợp, bao gồm chửi thề, tranh cãi và đánh nhau. Tham gia vào các hoạt động như vậy chỉ từ 5 đến 10 phút sẽ làm cạn kiệt năng lượng tích cực tích lũy qua một hoặc hai giờ trì tụng.
Hỏi: Xin hỏi nên niệm kinh với tốc độ như thế nào
Đáp: Dựa vào tốc độ bình thường con có thể niệm được. Ví dụ một người rất biết nói chuyện, người mà có thể nói chuyện vừa nhanh vừa rõ ràng, thì người đó niệm Kinh sẽ niệm được nhanh hơn.
Một người mà bình thường nói chuyện rất chậm, nhưng lại muốn niệm Kinh nhanh, vậy thì không có sự tôn trọng, niệm Kinh sẽ không tốt
( Niệm Kinh phải rõ chữ)
Đúng, ít nhất trong tâm phải hiểu rõ mình đang niệm chữ gì, phải có khái niệm như vậy mới được, nếu vậy người đó sẽ có thể niệm Kinh rất tốt. Trong tâm phải hiểu rõ, miệng không nhất định phải đọc ra, nhưng trong tâm phải rõ chữ, vậy là được. Trong tâm của bản thân lúc niệm Kinh cũng không biết đang niệm gì, vậy thì niệm ra được cũng không có tác dụng.
( Nghe nói có người có thể niệm được 1 tấm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trong vòng nửa tiếng)
Nửa tiếng mà niệm xong, có thể sao? Nếu như họ niệm cho bản thân, vậy thì phải cẩn thận vong linh sẽ đến tìm. Nếu như họ niệm cho người khác, thì chính là đang hại người.
( Tiếng vỗ tay)
***
Lư đài trưởng khai thị cho đệ tử ( Quyển 1/4-25)
Sau khi trì tụng Chú Đại Bi, phải niệm tiếp theo là Tâm Kinh, khai mở trí tuệ;
Có Tâm Kinh rồi, con người phải có năng lực thì mới làm được nhiều việc, (chú Đại Bi là gia tăng năng lượng) hiểu chưa?
Khi làm việc sẽ gặp rất nhiều điều sai trái, phải niệm Lễ Phật đại Sám Hối Văn nên những kinh chú này bổ trợ cho nhau.
——Shuohua20130524 04:15.
Đệ tử: Sư phụ giảng không được bắt chéo chân khi tụng kinh. Nằm khoanh chân đọc kinh có được không?
Đáp: Cần phải tôn Kính Bồ tát, nếu bịnh nằm trên giường, Bồ tát không màng, nếu không bịnh sao lại nằm? Nằm trên giường đọc kinh là bất kính đối với Bồ Tát. Nằm trên giường đã là bất kính rồi, bắt chéo chân lại càng bất kính hơn. Nếu bạn ngủ một mình, có khi bạn nằm trên giường trước khi dậy, trì chú Đại Bi và Tâm Kinh trong tâm vài biến cũng không phải vấn đề.
Nhưng tốt nhất cố gắng đứng lên niệm không nên nằm trên giường niệm.
Hội Thảo hoằng dương chánh pháp 2017 (1)
Con nên làm gì nếu con bỏ lỡ bài tập về nhà?
Khán giả nữ: Gần đây con rất bận, không làm bài tập được hai ngày, chồng con đi công tác xa hơn một tuần, nếu không làm bài tập được thì phải làm sao?
Đài trưởng đáp: Chỉ cần trì bù lại là được, khi trì bù phải báo cho Bồ Tát biết. Thực ra Pháp Môn Tâm Linh có những quy định rất nghiêm ngặt, không nên không niệm kinh, hôm nay dù không có thời gian tụng niệm cũng phải niệm một, hai, ba, bốn lần, số lượng còn thiếu phải bù lại vào trong hai ngày sau, con không được 24 giờ cũng không niệm biến nào, nếu không chắc chắn sẽ phạm đại kỵ.
(có khi con niệm đại sám hối, nhưng cách chú khác thì không)
Cái này không sao cả, miễn là con có niệm là được.
Wenda20120624A 55:30
(wenda20121014B 31:11)
Vấn đề ban đầu đã phát nguyện tụng kinh Địa Tạng
Thính giả nữ: Thưa Sư phụ, có một đồng tu mới, trước khi tin pháp môn này, anh ta nói đã phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hàng tháng, như vậy thì có cần tiếp tục nữa không?
Đài trưởng đáp: Nếu bây giờ anh ta đã hoàn toàn chuyển sang Pháp Môn của Đài trưởng, nói với Bồ Tát Quán Thế Âm một tiếng sẽ không thành vấn đề. Nếu anh ta không có thay đổi theo Pháp Môn Tâm Linh , con nói với anh ta rằng đã phát nguyện thì nhất định phải tiếp tục niệm , Nhưng nếu anh ta đã tu theo Pháp Môn Tâm Linh rồi thì không sao, Bồ Tát sẽ tha thứ cho anh ta
(Vâng , con hiểu rồi)
(wenda20120914 01:05:21)
Nhất môn tinh tấn , chuyển hoá nguyện lực dùng Ngôi Nhà Nhỏ trả nợ.
Thính giả nữ: Đài trưởng , có một đồng tu mới tu một thời gian nhưng trước đây anh ấy niệm kinh hơi bị tạp (niệm quá nhiều loại kinh, loại nào cũng niệm) , niệm kinh A Di Đà và niệm cả kinh Địa Tạng, anh gọi điện thoại hỏi con , và con nói với anh ấy rằng : Nên tạm ngưng kinh A Di Đà và kinh Địa Tạng, niệm Ngôi Nhà Nhỏ và kinh bài tập của Pháp Môn Tâm Linh . Dù sao cũng là trả nợ, tức là chuyển hoá nguyện lực của chúng ta dùng phương thức Ngôi Nhà Nhỏ để trả nợ, không biết nói như vậy có đúng lý đúng pháp không?
Đài trưởng đáp: Hoàn toàn đúng Pháp, chẳng những đúng Pháp, mà còn sáng suốt nữa! Tức là chúng ta hiện tại không có vốn thì làm sao sáng tạo ra cái mới được đây ? Tự mình phải tạo công đức trước, chẳng hạn như hiện tại con muốn mua cái gì, muốn có tiền thì trước hết phải trả hết nợ, nợ lâu rồi còn chưa trả vậy mà còn hỏi người khác xin vay tiền. Vậy thì ai mà cho mượn?
(Vâng con đã hiểu, Đài trưởng giữ gìn sức khỏe nhé. )
(zongshu20150207 49:28)
Niệm Ngôi Nhà Nhỏ đồng thời có thể niệm kinh Địa Tạng không?
Thính giả nữ: Đài trưởng có thể xem giúp trên người tôi có vong linh không? Ngày 17 tháng 1 năm 1963 tuổi Dần, nữ.
Đài trưởng trả lời: Cẩn thận, cổ họng và dạ dày không tốt
(trên người có vong linh không?)
Có, niệm 32 tờ
(Tôi cũng muốn hỏi Đài trưởng một câu, tôi vốn dĩ niệm kinh Địa Tạng, tôi có thể niệm Ngôi Nhà nhỏ được không?)
Được, ai bảo không được niệm ?
(Vậy thì thời gian tôi niệm Ngôi Nhà Nhỏ và vẫn niệm kinh Địa Tạng được không ?) Hôm nay, nếu cô muốn ăn đồ ăn phương Tây, hãy ăn đồ ăn phương Tây, nếu cô muốn ăn đồ ăn Trung Quốc, hãy ăn đồ ăn Trung Quốc, nếu cô muốn ăn đồ ăn Hồ Nam, cô có thể ăn đồ ăn Hồ Nam, nếu cô muốn ăn đồ ăn Thượng Hải, cô có thể ăn đồ ăn Thượng Hải, cô không nên trộn các món ăn với nhau, như vậy cô không thể nếm được mùi vị nào cả
(Tôi đã hiểu. Tôi nên phóng sinh bao nhiêu ?)
2000 con cá , từ từ mà thực hiện .
Hỏi đáp 20120420. 27:25
Có được phép niệm Tâm Kinh và Chú Vãng Sanh vào những ngày mưa
Nữ thính giả: mấy ngày gần đây mưa liên tục, ban ngày có thể niệm Chú Vãng Sanh và Tâm Kinh không ạ?
Đài Trưởng trả lời: ai nói ngày mưa là không được niệm kinh? Ban ngày đều có thể niệm
( dạ)
Vừa nãy quý vị không nghe một đồng tu người Mỹ nói sao? Quan Âm Bồ Tát trong mơ đã nói với vị đồng tu đó là có thể niệm Chú Vãng Sanh, đã rõ chưa? Bởi vì hoàn cảnh của mỗi người không giống nhau, nếu như cơ thể quý vị yếu ớt nhiều bệnh, âm khí quá nặng, đương nhiên chỉ có thể niệm như vậy mà thôi.
( dạ)
Nhưng nếu như bây giờ sức khỏe của quý vị tốt, không có vấn đề gì về sức khỏe thì dĩ nhiên là có thể niệm kinh rồi.
( dạ. Bây giờ con biết phải làm như thế nào rồi ạ)
Lần sau khi nói chuyện đừng bộp chộp như vậy, vì trong lúc nôn nóng suy nghĩ sẽ không được thấu đáo, con người lúc bình tĩnh thì xử lý công việc sẽ thỏa đáng hơn, cho nên người học Phật phải thận trọng, ổn định chính mình, nói chuyện không nên bộp chộp, gấp gáp, nên từ tốn chậm rãi
( Dạ, con chỉ sợ lãng phí quá nhiều sức lực của Đài Trưởng )
Không sao rồi
( Dạ, cảm ơn Đài Trưởng)
Trong quá trình dịch có gì sai sót cầu xin Chư Phật Chư Bồ Tát Chư Hộ Pháp từ bi tha thứ cho con
wenda20120420 27:25
Trước khi lạy Phật niệm kinh không nên ăn sầu riêng; hạn chế ăn những thức ăn nặng mùi.
Nam thính giả: Hôm qua Thầy nói người tu hành không được ăn sầu riêng, nếu lỡ ăn rồi thì phải làm sao?
Đài trưởng đáp: Thầy không nói là không được ăn sầu riêng, chỉ là trước khi niệm kinh thì đừng ăn, trước khi lạy Phật cũng đừng nên ăn (nếu lỡ ăn sầu riêng, thì sau bao lâu ...) Miệng không được có mùi, trong miệng có mùi , thì khi bạn cúng Phật hoặc niệm kinh, lỡ tất cả bị nhiễm mùi thì sao?(Nếu con lỡ ăn một ít, thì trong vòng một giờ không nên niệm kinh?) Chỉ cần đánh răng là được (Nếu con muốn tu Giới Bồ Tát, liệu có được ăn sầu riêng không?) Nên hạn chế những thức ăn nặng mùi.
——Đài trường Lư Quân Hoành khai thị trong tiết mục Shuo Hua 27/07/2018 22:11
Những lưu ý khi niệm kinh tại bệnh viện
Hỏi: Thưa Sư Phụ, con đang chăm sóc một người thân trong gia đình hiện đang nằm viện. Con nghe nói rằng việc trì tụng kinh ở bệnh viện sẽ không được khuyến khích. Trong trường hợp đó, lời khuyên của Sư Phụ về việc thực hiện việc trì Kinh bài tập hàng ngày của chúng ta, Kinh bài tập hàng ngày của bệnh nhân tại bệnh viện và trì tụng Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) sẽ nên thực hiện như thế nào? Có phải là những người làm việc tại bệnh viện cũng không nên trì tụng kinh trong khi làm việc luôn không ạ?
SƯ PHỤ ĐÁP: Đối với người bệnh, tốt nhất là nên trì tụng Chú Đại Bi liên tục. Vì người bệnh thể chất yếu đuối, chỉ nên tụng Chú Đại Bi và tránh trì tụng Tâm Kinh hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú. Nếu họ phải niệm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trong bệnh viện vì cấp bách và không ai có thể giúp họ niệm thay, thì chỉ tụng vào ban ngày.
Nếu con là người chăm sóc hoặc nhân viên bệnh viện, con có thể thực hiện việc trì tụng hàng ngày cũng như việc trì tụng Ngôi Nhà Nhỏ (NNN). Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tránh tụng Tâm Kinh và Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú. Nếu con phải trì tụng chúng, hãy chỉ trì tụng vào lúc thời tiết đẹp vào ban ngày. Ngoài ra, quý vị nên trì tụng Chú Đại Bi nhiều hơn để bảo vệ chính mình. Con cũng nên tụng thêm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) cho người cần kinh của bản thân mình.
Năng lượng Âm trong bệnh viện tương đối mạnh và trường năng lượng khá phức tạp. Vì vậy, dù con là nhân viên bệnh viện, bệnh nhân hay người chăm sóc, con nên trì tụng thêm Chú Đại Bi và tinh tấn niệm những Ngôi Nhà Nhỏ (NNN).
Nói chung, nếu được thì cũng hạn chế đọc Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) ở bệnh viện. Nếu con không thể xuất viện mà chỉ có thể niệm và chấm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) tại bệnh viện thì con phải đảm bảo đã điền thông tin lên Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) và điền vào ô “Offer To” ở phía bên phải của Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trước khi bắt đầu tụng những bài kinh chú. Chỉ đọc những Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) vào ban ngày.
Nếu con là người chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, trước tiên bạn có thể điền vào ô “Offer to” (Kính Tặng) phía bên phải Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) tại nhà. Khi ở trong bệnh viện, hãy theo dõi và ghi lại số kinh chú mà con đã hoàn thành trong ngày. Sau đó về nhà rồi hãy chấm vào Ngôi Nhà Nhỏ (NNN)
BÀI TẬP NIỆM KINH HẰNG NGÀY CÓ THỂ HOÀN THÀNH TRONG MỘT LẦN, CŨNG CÓ THỂ CHIA RA ĐỂ HOÀN THÀNH
Nữ thính giả: Bài tập hàng ngày thì nên chia thành hai lần, sáng và tốt, hay là con con niệm hết trong một buổi sáng ?
Lư Đài Trưởng : Nếu như có điều kiện thì niệm hết một lần cũng được, nếu không có điều kiện thì sau khi tan làm về nhà niệm cũng được
Nữ thính giả: Niệm luôn hết một lần thì tốt hơn phải không ạ?
Lư Đài Trưởng : Đều được cả, không hẳn là tốt hơn. Chia ra niệm hai lần cũng chính giúp con thường xuyên nhớ rằng: "Ây da, tôi phải làm việc tốt, tôi phải học Phật, tôi phải niệm kinh." Nếu con niệm một lần vào buổi sáng rất thành kính , nhưng ra ngoài thì vui quá quên hết vậy thì không được rồi.
Nữ thính giả: Con không như vậy ạ, con niệm xong bài tập vào buổi sáng, mỗi ngày con phải niệm 5 tấm Ngôi Nhà Nhỏ, có lúc đốt 4 tấm, vẫn còn lại 1 tấm
Wenda20120420 57:04
Bồ Tát và con người dùng ý niệm để giao tiếp, không liên quan đến ngôn ngữ
Hỏi : Đồng tu niệm kinh bằng tiếng Việt, bởi vì tiếng Trung của anh ấy không lưu loát lắm. Một hôm nằm mơ thấy Bồ Tát nói với anh ấy :" cậu niệm kinh văn ta nghe không hiểu" là do chất lượng niệm kinh có vấn đề phải không? Anh ấy lo lắng Ngôi Nhà Nhỏ ở dưới không nhận được
Trả lời : Không phải Bồ Tát nghe không hiểu, nhất định là do bị loạn hoặc rớt mất chữ . Con hãy nhớ , Bồ Tát khi nói với chúng ta, con người chúng ta như thế nào, Bồ Tát sẽ cho nghe thấy âm thanh như thế ấy. thực ra Bồ Tát trên trời toàn bộ đều là message, kiểu như một loại tin nhắn. Bồ Tát còn cần phải nói nhiều ngôn ngữ sao? Nói với con, chỉ cần một ý niệm là con đã biết rồi.
Đệ tử hỏi Sư Phụ trả lời -- Lư Đài Trưởng 2019 tại Malaysia giải đáp hoằng pháp
Trong lúc cộng tu có thể hướng dẫn người mới cùng niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn
Nữ Thính giả: Lần trước Sư Phụ nói trong lúc cộng tu không được cùng nhau niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, sợ không đồng nhất, và có thể có nguyên nhân khác, Vì ở đây chúng con có những người mới, chúng con phải hướng dẫn họ và thuyết phục họ cố gắng mỗi ngày niệm một số bài kinh. Trong buổi cộng tu chúng con có thể hướng dẫn họ cùng niệm được không?
Đài Trưởng đáp: Được (Cảm ân Sư Phụ)
wenda20141114 19:47
Khi lên núi niệm kinh cần chú ý điều gì?
Wenda20200710 01:30:55
Thính giả nữ: Nhà con có nhiều vong linh. Một đồng tu hỏi con là, họ có thể đi du lịch ở những ngọn núi linh thiêng không? Khi lên núi niệm kinh, cần chú ý những gì?
Sư phụ: Cần phải cẩn thận. Vào ban đêm nếu trời quá tối thì phải niệm Chú Đại Bi. Nhiều hang động trên núi có vong linh xuất hiện.
Thính giả nữ: Dạ, ban ngày thì có thể niệm được không? Vì có một số đồng tu lên núi niệm kinh mà cảm thấy đau đầu.
🪷Sư phụ: Đúng rồi, vào ban ngày khi núi được ánh mặt trời chiếu sáng, núi sẽ trở thành một… người ta gọi là "hùng phong", dương khí và năng lượng tích cực sẽ tỏa ra. Nhưng khi đêm đến, bị ánh trăng hoặc gió lạnh bao phủ, mỗi tảng đá trên núi sẽ tỏa ra âm khí, vì vậy vào ban đêm tuyệt đối không nên ở lại trên núi. Con hiểu chưa?
Thính giả nữ: Dạ, con hiểu rồi, ban đêm phải xuống núi.
KHI DÂNG HƯƠNG BUỔI TỐI KHI MỞ CỬA SỔ VÀ ĐÓNG RÈM THÌ NHỮNG LINH HỒN NGOẠI LAI CÓ THÂM NHẬP KHÔNG?
Wenda20170120 01:14:24
(Chương trình Hỏi đáp trực tiếp trên sóng radio của Sư phụ Lư)
KHI DÂNG HƯƠNG BUỔI TỐI KHI MỞ CỬA SỔ VÀ ĐÓNG RÈM THÌ NHỮNG LINH HỒN NGOẠI LAI CÓ THÂM NHẬP KHÔNG?
Thính giả: Thưa thầy Lữ, cho con hỏi lúc 10 giờ tối con dâng hương, nếu cửa sổ mở mà rèm đóng lại thì có linh hồn ngoại lai vào nhà qua cửa sổ không?
Sư phụ Lư: Nếu nó không liên quan đến Quý vị, nó sẽ không vào; nếu nó liên quan đến Quý vị thì dù Quý vị có lắp song sắt thì nó cũng sẽ vào. Bức tường đơn giản là không tồn tại đối với nó. Tại sao Quý vị không cài thêm vài ổ khóa để nó không vào được? Đừng nông cạn quá.